Bài viết này nói về Quan ngũ Hổ, ý nghĩa của việc thờ ngũ Hổ trong đạo Mẫu Việt Nam. Bài văn khấn lễ Quan Ngũ Hổ đầy đủ nhất.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, hổ là loài vật linh thiêng, được tôn thờ, sùng bái và gọi một cách trân trọng là ông, ngài, cậu, chúa… Thần hổ uy linh và đầy huyền bí đã đi vào đời sống tâm linh của người Việt, trở thành nhân vật được thờ cúng ở rất nhiều điện, đền, phủ… Trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam, thần hổ được thờ cúng với tư cách là một sơn thần, có ban thờ riêng với một số nghi thức, nghi lễ đặc trưng.
- Đền Cửa Đông thờ Mẫu Thoải tại Lạng Sơn
- Đền Mẫu Thoải tại Long Biên, Hà Nội
- Cúng Rằm tháng 7 năm 2020 như nào?
Quan ngũ Hổ và Ông Lốt( Rắn ), nơi thờ thần Ngũ Hổ ở hạ ban, phía duới điện thờ Mẫu. Phía trên điện thờ chính, có hình tượng đôi Bạch Xà vắt ngang. Trong quan niệm dân gian, Hổ là vị chúa cai quản vùng rừng núi, còn Rắn là thần ở nơi sông nuớc. Hổ thường được vẽ năm con hổ màu sắc khác nhau, trong đó Hoàng Hổ (Hổ vàng) trấn phương Trung tâm (địa khu), Hắc Hổ (Hổ đen) trấn phương Bắc (Thuỷ khu), Bạch Hổ(Hổ trắng) trấn phương Tây(Kim khu), Xích Hổ ( Hổ đỏ ) trấn phương Nam (Hoả khu), Thanh Hổ (Hổ xanh) trấn phương Đông (Mộc khu). Trong thờ Mẫu Tứ Phủ hay trong tín ngưỡng dân gian, hình tượng Hổ là biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, có thể trừ diệt ma tà, trấn giữ các phương, là thần linh canh cửa ở các ngôi đền.
Bài trí ban thờ ngũ Hổ
Ban ngũ hổ thường được bài trí giống như một hang động lớn, có những phiến đá nhấp nhô, tạo thế của hang núi, mang dáng dấp huyền bí. Đây chính là nơi ngự trị của thần hổ, thường thờ tranh hoặc tượng. Nếu thờ một ngài, người phụng thờ phải xem bản mệnh, tìm hiểu căn mệnh hợp ngài hổ nào mới thờ riêng.
Trong ban thờ, cần sắp xếp vị trí theo hướng mà các ngài trấn giữ, tuân theo quy luật ngũ hành: hoàng hổ (màu vàng – hành thổ) ở vị trí chính giữa ứng với trung ương chính điện, thanh hổ (màu xanh – hành mộc) ứng với phương Đông, bạch hổ (màu trắng – hành kim) ứng với phương Tây, xích hổ (màu đỏ – hành hỏa) ứng với phương Nam, hắc hổ (màu xám đen – hành thủy) ứng với phương Bắc. Hình tượng ngũ hổ trên không chỉ tượng trưng cho ngũ hành với mối quan hệ tương sinh, tương khắc trong vũ trụ mà còn để thể hiện quyền uy của mỗi vị thần trong phép nhà thánh. Trong đó, hoàng hổ tướng quân giữ vai trò trưởng trung cung, có nhiều quyền phép, trấn giữ điều lệnh các phương. Ông là vị lãnh chúa cao nhất, thâu tóm mọi uy quyền, quyết định âm phù dương trợ cho dân gian.
Ở các điện thờ tư nhân,việc thờ thần ngũ hổ có quy luật rất chặt chẽ. Đối với những người căn cao số nặng, khi mở phủ, mở điện, cần bố trí giống như trên cửa điện mẫu, bắt buộc phải có ban ngũ hổ. Những gia đình khá giả có thể thờ tượng, gia đình điều kiện chưa cho phép có thể bốc bát hương, treo ảnh thờ an vị.
Ngũ hổ thờ trong điện có thể là tranh thờ, tượng thờ, hoặc vẽ trực tiếp trên hạ ban của điện thờ. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tranh vẽ về đề tài ngũ hổ, đặc biệt là dòng tranh Hàng Trống. Hình tượng ngũ hổ trong tranh Hàng Trống được bố cục cân đối, con thì đứng, con thì ngồi, con cưỡi mây lướt gió… Từ dáng dấp đến ánh mắt, chòm râu, vẻ mặt cùng khí thế toàn thân đều toát lên sức sống mãnh liệt của loài chúa sơn lâm. Vì vậy, khi nhìn bức tranh ngũ hổ, người xem cảm nhận được khối thân chắc khỏe, dáng ngồi, thế đứng đường bệ, oai phong, đặc biệt những chiếc đuôi như đang ve vẩy, uốn vồng lên để đập xuống đất hoặc bật chồm lên. Mắt hổ như hừng hực nội lực của loài mãnh chúa, lột tả rõ nét sự oai hùng, lẫm liệt.
Hình tượng ngũ hổ tiêu biểu cho sức mạnh toàn năng, có thể cứu độ, giúp đời, trấn yên bản điện. Ngũ hổ được coi là bộ hạ đắc lực của thánh mẫu trong việc trừ tà ma, ngoại đạo.
Ý nghĩa của việc phụng thờ thần hổ trong điện thờ đạo Mẫu Việt Nam
Tín ngưỡng thờ mẫu tam, tứ phủ là tín ngưỡng bản địa đặc sắc của người Việt, không chỉ hướng niềm tin của con người vào thế giới sau khi chết, mà còn hướng đến thế giới hiện tại, sức khỏe, tiền tài, quan lộc thông qua việc cầu khẩn đấng vô hình. Mỗi vị thánh trong tứ phủ đều có những vai trò, nhiệm vụ riêng với mục đích giữ gìn đạo hạnh, cứu độ chúng sinh. Tính uy nghiêm, linh thiêng của các vị thần, thánh trong điện mẫu đã thu hút được hàng ngàn, hàng trăm du khách thập phương, các con nhang đệ tử đến với cửa điện, để cầu xin tài lộc, che chở, bình an.
Có thể nói, việc phụng thờ thần hổ không phát triển độc lập mà tồn tại song hành cùng với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, đặc biệt là tín ngưỡng thờ mẫu. Sự hiện diện của ngài trong điện mẫu đã khẳng định uy quyền, sức mạnh của các vị thần tự nhiên trong hệ thống bách thần của người Việt. Hổ đã đi vào tâm thức dân gian với sự cung kính, tôn sùng bởi quyền năng trừ tà, ban phát tài lộc, công danh cho mọi người.
Bài văn khấn lễ quan Ngũ Hổ
Thần cung thỉnh
Ngũ-Phương Ngũ-Đế, Ngũ-Hổ oai linh
Tướng ở thiên-đình con Vua Đế-Thích
Ngày thời triều-trực ở chốn điện-tòa
Xông đột vào ra thần thông dõng mãnh
Ngày nay có lệnh Phật-Thánh chỉ-truyền
Sai xuống nhân gian Thạch Bàn chốn ấy
Tướng thời lừng lẫy có phép thần thông
Rão khắp tây đông cứu dân độ vật
Nay tôi phụng sự Phật-Thánh độ cho
Thỉnh tướng về thờ cho linh cho mạnh
Nghe lời tôi thỉnh khuya sớm đêm ngày
Có việc bằng nay trừ tà trị bệnh
Làm cho dõng mãnh hỏa tốc như lôi
Hỡi Quan Tướng ôi là tật tốc giáng
Rày tôi đội lệnh thiên-đình
Thỉnh triệu các tướng oai linh đáo đàn
Hoặc là ở thượng-ngàn vui thú
Hay là về đất tổ thanh ba
Nghe tôi luyện tập thời về
Phi phong hỏa tốc phải trì phép công
Trấn phương Đông sai quan Thanh Hổ
Tróc Mộc-tinh lưới bủa ghê thay
Quan Bạch sai trấn phương Tây
Xu trừ kim khí ghê thay lạ dường
Quan Xích trấn Nam phương Ly Ngọ
Tróc Hỏa-tinh lưới bủa ngục trung
Bắc phương Quan Hắc oai hùng
Xu trừ thủy khí hiện-hung gia-hình
Chưỡng trung-ương sai Quan Quỳnh Hổ
Lịnh bài sai phá thổ thạch-tinh
Ngũ phương Ngũ Hổ oai linh
Nghe Thánh hạ lịnh tùy hành tùy sai
Cứ lời tôi hiện hình biến tướng
Thính hịch văn giáng hạ đàn trung
Dù ai thiếp tánh phụ đồng
Giáng phù giáng trượng pháp công chẳng rời
Bắt ăn tươi nội tà ngoại tý
Tuân lịnh hành tróc quỷ trừ ma
Đằng vân giá võ ai qua
Phục thi cố khí đều tra gia hình
Nhãn song trinh hào quang lóng lánh
Mình tròn dài, dõng mãnh ai đương
Lưng eo thắc đới dịu dàng
Đôi vai thiên trụ tà càng sợ kinh
Lông mày xanh đôi tay lẫm-trúc
Tiếng hét hầm quỷ khốc tà kinh
Vốn xưa tướng ở rừng xanh
Nghe lời tôi thỉnh lịnh hành chớ lâu
Đã đắc-đạo cùng nhau khuya sớm
Bén lửa hương nào dám quản công
Nào khi tướng giáng đàn trung
Tôi cùng Quan-tướng mấy đông chẳng rời
Tướng cùng tôi đồng tâm hiệp lực
Việc sai hành chẳng được trì-diên
Nay tôi đắc đạo Thánh truyền
Nghe lời tụng chú thỉnh liền thần thông
Đáo tịnh trung oai-nghi xuất-hiện
Tuân lịnh hành biến hiện phân minh
Tróc tam danh thượng thiên thần nữ
Thấu tứ phương thủy-phủ động-đình
Sai câu ngoại đạo tam danh
Sơn tiêu Thổ-địa âm binh đẳng thần
Tróc tà sư kỳ binh phản ác
Tướng đáo đàn tài võ quá nhơn
Ăn tươi cho hết tà thần
Nào là chư Tướng khâm sai lịnh hành
Các Quan kéo đến điện đền
Năm mươi Hổ-Tướng anh linh đáo đàn
Trên đầu có chữ sắc phong
Hai tay có chữ tứ tung ngũ hoành
Tróc tà quỷ mỵ yêu tinh
Đem ra chém quách hồn kinh đùng đùng
Lại bắt các đãng gian hung
Gia hình trị tội thạch công làu làu
Ôn hoàng dịch lệ đâu đâu
Thành-Hoàng xã lệnh nhiệm mầu hư không
Thần kỳ các xứ Thổ-công
Oai linh củng phục anh hùng tiếng vang
Quỳ tâu phục vọng các quan
Phò trì đệ tử thiên ban cát tường.
Cát Xướng Thiên Thu Vạn Vạn Tuế. (3 lần).
Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhân
Nhất thu nhất hoạch giả, cốc dã
Nhất thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhất thu bách hoạch giả, nhân dã